Lộ trình nghề nghiệp của người làm Trade Marketer
Vị trí Trade Marketing ngày càng được coi trọng ở nhiều doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ, đặc biệt ở các tập đoàn đa quốc gia, vì chiến lược của Trade Marketing tác động trực tiếp đến hành vi mua ở các kênh bán lẻ. Vì vậy, mức lương / thưởng của công việc này sẽ xứng đáng và sự nghiệp của bạn cũng sẽ có nhiều bước tiến để phát triển. Dưới đây là 3 cấp độ trong lộ trình nghề nghiệp của Trade Marketer.
1. Cấp độ Junior
Vị trí khởi điểm của Trade MKT là cấp Junior, bao gồm các bạn trẻ intern, các bạn mới ra trường làm Assistant. Đối với các bạn có kinh nghiệm 3 năm thì trở thành Senior Assistant, Trade MKT Manager phụ trách một vài ngành hàng gồm nhiều Dòng sản phẩm / Variant / Brand, thực hiện đa dạng các Hoạt động Triển khai / Follow up về Visibility, Trade activation, làm hình ảnh In-store.
Ngoài ra, cấp Assistant có thể được kỳ vọng làm kế hoạch cho các hoạt động Trade đơn giản, như phân bổ số lượng hoạt động theo cửa hàng ở từng kênh, ngân sách, timeline và điều phối nhân lực tham gia thực hiện.
2. Cấp độ Manager hoặc Acting Manager
Ở cấp Manager hoặc Acting Manager, bên cạnh vai trò là quản lý team, điều phối công việc, can thiệp để xử lý các hạng mục operation cần quyết định khẩn cấp, hoặc cần tác động đến các cấp senior khác, vị trí này cũng được đòi hỏi cao về làm kế hoạch ở cấp độ kênh, nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kênh.
Chính vì vậy, Trade Manager cần có tư duy chiến lược Strategic Thinking để giúp tăng trưởng ngành hàng, bằng việc triển khai các hoạt động audit kênh, nghiên cứu ngành hàng, nghiên cứu hành vi và insight của shopper. Từ đó, đánh giá hiện trạng / khuyết điểm tại kênh, sau đó đề xuất về các cơ hội / các nguồn tăng trưởng tại kênh cho cấp trên.
Trade Manager cũng sẽ đọc đa dạng các loại báo cáo dữ liệu, bao gồm: doanh số theo cấp độ kênh bán lẻ, theo dòng hàng / chủng loại / SKU, các dữ liệu nghiên cứu hành vi shopper, khảo sát kênh, mức độ hài lòng của nhà bán lẻ, hoặc chỉ số của kênh Online như E-commerce của Website hoặc của sàn.
Trade Manager phải kết nối với các Stakeholder đồng cấp ở cả team Brand & team Sales. Ví dụ, các team sẽ cùng align về các hoạt động lớn như tung innovation của brand, tung khuyến mại ở quy mô lớn / toàn quốc ở cả kênh GT & MT...
3. Cấp độ Trade Director
Cấp độ Trade Director yêu cầu tư duy chiến lược, dẫn dắt toàn diện chiến lược kênh, xem xét yếu tố thương mại như ngân sách, hiệu quả chi phí so với doanh thu bán hàng thực tế tại kênh. Ngoài ra, Trade Director đề xuất cải tiến / innovation cho các hoạt động Trade hiệu quả, bằng việc tập trung vào các hành vi & insight quan trọng nhất của shopper, rồi thiết kế lại các hoạt động Trade có sự tập trung hơn.
Trade Director cũng phải kết nối với các Director cùng cấp, hoặc vị trí cao hơn như Commercial Director (phụ trách cả Sales, Marketing và cả Trade, vốn là một vị trí cao cấp ở một số doanh nghiệp lớn). Việc thảo luận để ra đường lối chung, thống nhất các J2BD cần phải giải quyết trong một năm từ team Brand, kết nối với J2BD ở kênh, kết nối với các mục tiêu về Commercial và ngân sách. Từ đó, thiết kế chiến lược kênh với yếu tố khác biệt để chinh phục được shopper và khác biệt với đối thủ.
Tóm lại, người làm Trade Marketing dù ở cấp độ nào cũng cần sẵn sàng đón nhận thử thách, học hỏi về kiến thức ngành, hiểu các Key Insight và Stakeholder, từ đó thiết kế hoạt động Trade hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về lộ trình nghề nghiệp của ngành Trade, mời bạn tham khảo khoá "Trade Marketing Fundamentals: Nền tảng Tiếp thị Thương mại”.
Đồng hành cùng học viên trong khoá học này là giảng viên Nguyễn Quang Hiệp, hiện là Brand Trainer & Consultant. Ngoài ra, anh Hiệp còn tham gia giảng dạy tại trường đại học FPT và UEH. Trước đó, anh Hiệp có hơn 10 năm kinh nghiệm làm Brand Marketing tại các tập đoàn lớn như Unilever, Masan Consumer, Wilmar, CJ Hàn Quốc. Anh Hiệp tốt nghiệp University of Birmingham (UK) chuyên ngành thạc sĩ Tư vấn Chiến lược Marketing.
Nguyễn Quang Hiệp
699,000đ