Học được gì từ cách Apple làm CSR?

Bạn có biết một chiếc iPhone, iPad không chỉ sở hữu công nghệ hiện đại mà còn chứa đựng ý nghĩa về phát triển bền vững, thể hiện sự quan tâm đến trách nhiệm xã hội của “Táo Khuyết”?

Dù là ông lớn của ngành công nghệ nhưng Apple đã phải trải qua một hành trình dài để hiện thực hóa tham vọng phát triển bền vững của mình. Phía sau hành trình ấy là những kinh nghiệm thất bại - thành công để không ngừng cải tiến và đổi mới:

1. Không ngừng hoàn thiện ngay từ bên trong

Hiện nay, các cơ sở Apple trên toàn cầu, bao gồm Apple Store, văn phòng, trung tâm dữ liệu… đều sử dụng năng lượng mặt trời. Để đạt được tham vọng này, họ đã ấp ủ và bắt tay đầu tư, xây dựng từ năm 2014, và cứ mỗi năm lại dần tiến đến mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo.

2. Không ngại thay đổi công nghệ sản xuất

Để cải thiện phương pháp sản xuất nhôm, Apple đã liên doanh cùng với hai công ty hàng đầu thế giới về sản xuất nhôm là Alcoa và Rio Tinto, nhằm phát triển công nghệ luyện nhôm không chứa khí thải nhà kính và cacbon đầu tiên trên thế giới.

3. "Tái chế" vòng đời sản phẩm

Xử lý rác thải điện tử luôn là bài toán đau đầu của các công ty công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, Apple đã phát triển robot Daisy nhằm đưa mọi thiết bị cũ vào vòng tái chế, một số thiết bị có thể tân trang sẽ được bán ra, phần còn lại được tháo rời để lấy vật liệu làm thiết bị mới. 

Bất kỳ là tập đoàn lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện phát triển bền vững không phải là việc trong ngắn hạn mà cần có một chiến lược, mục tiêu cụ thể trong dài hạn. Bằng mọi nỗ lực, Apple ngày càng tiến tới mô hình sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ xanh. “Táo Khuyết” dần hoàn thiện bản thân thông qua đóng góp cho cộng đồng với các hoạt động thiết thực, mà còn đề cao trách nhiệm xã hội trong từng sản phẩm của mình. 

Trên đây là một case study điển hình về mục tiêu phát triển bền vững của Apple. Nội dung cụ thể về phát triển bền vững được chia sẻ ở khóa học Sustainable Development: From CSR to CSV, khóa học giúp bạn hiểu rõ hơn về phát triển bền vững, cách thức gắn liền hoạt động này với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quy trình hoạch định chiến lược bài bản.

Chia sẻ bởi Tiến sỹ Nguyễn Văn Thăng Long, hiện đang là giảng viên Truyền Thông Chuyên Nghiệp, Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam. Ông có 10 năm kinh nghiệm làm Sales, Marketing, Public Relations cho ngành dịch vụ lưu trú ở các tập đoàn Ascott Việt Nam (thuộc tập đoàn Capitaland, Singapore), Rex hotel Saigon, Majestic hotel (thuộc tổng công ty Saigontourist), Omni hotel.