- Thời lượng30 video
- Cấp độKinh nghiệm
- Danh mụcBrand Planning
Người làm marketing, kinh doanh và nhà quản lý có cần hiểu rõ vai trò của Product Marketing trong chiến lược tổng thể của doanh nghiệp? Câu trả lời là: RẤT CẦN THIẾT. Hiểu phương pháp sản phẩm được hình thành như thế nào, phương pháp chọn giá trị để đưa ra thị trường là điều vô cùng quan trọng. Khoá học cung cấp những kiến thức về bản chất sản phẩm, chiến lược sản phẩm và một quy trình bài bản để khởi tạo giá trị và quản trị xuyên suốt quá trình phát triển sản phẩm.
Nhiều người cho rằng marketing là cuộc chiến giữa các sản phẩm, và theo thời gian sản phẩm thắng thế là sản phẩm tốt nhất. Họ tự tin tiến vào chiến trường marketing với niềm tin sản phẩm tốt nhất sẽ giành chiến thắng.
Đó chỉ là ảo tưởng! Không có sản phẩm nào là tốt nhất cả. Tất cả những gì tồn tại trong thế giới Marketing chính là Nhận thức – là ý niệm in đậm trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Hình thành nhận thức của khách hàng, hay thay đổi chúng mới là cuộc chiến khốc liệt và là nhiệm vụ trọng tâm của Marketing.
MARKETING LÀ CUỘC CHIẾN CỦA NHẬN THỨC, KHÔNG CHỈ LÀ SẢN PHẨM.
Nhưng muốn khách hàng nhận thức về sản phẩm như thế nào, thì đó lại là nhiệm vụ của Product Marketing. Product Marketing là cuộc chiến tạo ra giá trị cho khách hàng. Doanh nghiệp không thể sử dụng những giá trị, những khái niệm sản phẩm hoàn toàn giống với đối thủ, mà cần phải sáng tạo, tìm tòi một thuộc tính mới, khác biệt, cho phép doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với đối thủ. Từ khoá ở đây chính là “điểm khác biệt”, thà nổi bật trong một vài điểm còn hơn là làng nhàng ở tất mọi thứ.
Như vậy, Product Marketing khởi tạo các giá trị và thông điệp về sản phẩm, còn marketing sẽ đảm bảo truyền tải thông điệp một cách đồng nhất taị mọi điểm chạm trên hành trình khách hàng. Giá trị và định vị sản phẩm từ phía Product Marketing sẽ là khởi nguồn cho các chiến lược giá, phân phối và kế hoạch xúc tiến hỗn hợp.
Khoá học Hoạch định Chiến lược Sản phẩm – Product Marketing Strategy này sẽ hướng dẫn nghiên cứu chi tiết từng bước hình thành chiến lược, phương pháp chọn giá trị để đưa ra thị trường và các phương pháp quản trị sản phẩm.
Khoá học gồm các nội dung chính như sau:
- Khái quát về Chiến lược sản phẩm
- Xác định thị trường mục tiêu
- Định vị sản phẩm
- Xác định khách hàng mục tiêu
- Khởi tạo giá trị
- Quản trị lợi thế cạnh tranh
- Bảng tuyên bố sản phẩm
- Quản trị danh mục sản phẩm
Bên cạnh việc hướng dẫn cách tư duy chiến lược, khoá học còn đưa các ví dụ thực tiễn để học viên dễ hình dung và dễ áp dụng vào công tác quản trị.
Điểm khác biệt nữa của khoá học này, đó là ngôn ngữ đào tạo sẽ không phải là ngôn ngữ học thuật, do đó sẽ phù hợp đại đa số học viên, kể cả những người không có nền tảng kiến thức về marketing nói chung
Nội dung Học phần
Buổi 1 - Giới thiệu khoá học | ||
1.1 - Tổng quan về khoá học | Học thử | |
Buổi 2 - Khái quát về chiến lược sản phẩm | ||
2.1 - Sự tiến hoá trong sứ mệnh của sản phẩm | Xem | |
2.2 - Tư duy phát triển sản phẩm | Xem | |
Buổi 3 - Xác định thị trường mục tiêu | ||
3.1 - Phương pháp phân vùng thị trường | Xem | |
3.2 - Ví dụ về phân khúc thị trường | Xem | |
3.3 - Kết luận phương pháp xác định thị trường mục tiêu | Xem |
Buổi 4 - Định vị sản phẩm | ||
4.1 - Định vị sản phẩm và các bước triển khai | Xem | |
4.2 - Ví dụ 1: Thị trường cafe chuỗi tại Việt Nam | Xem | |
4.3 - Ví dụ 2: Thị trường cafe chuỗi tại Nhật Bản | Xem | |
4.4 - Ví dụ 3: Định vị sản phẩm xe máy Yamaha Exciter | Xem | |
4.5 - Kết luận: 5 bước định vị sản phẩm và 6 phương pháp định vị sản phẩm | Xem | |
Buổi 5 - Xác định khách hàng mục tiêu | ||
5.1 - Hồ sơ khách hàng mục tiêu | Xem | |
5.2 - Xác định Needs & Wants (“Nhu cầu” và “Mong muốn”) của Khách hàng | Xem | |
5.3 - Phương pháp Genba tìm Needs & Wants của khách hàng | Xem | |
5.4 - Các phương pháp khác tìm Needs & Wants của khách hàng | Xem | |
5.5 - Tài liệu tham khảo: Phân loại khách hàng theo mô hình RFM | Xem | |
Buổi 6 - Khởi tạo giá trị sản phẩm | ||
6.1 - Hình thành bản đồ Needs & Wants với PRD (Product Requirement Document) và MRD (Market Requirement Document) | Xem | |
6.2 - Ví dụ: Bản đồ Needs & Wants xe máy Yamaha Exciter | Xem | |
6.3 - Bảng chỉ tiêu tính năng Qualified Features Target (QFT) | Xem | |
6.4 - Tài liệu tham khảo: PRD & MRD | Xem | |
Buổi 7 - Quản trị lợi thế cạnh tranh | ||
7.1 - Quản trị cấu trúc giá trị sản phẩm | Xem | |
7.2 - Quản trị lợi thế cạnh tranh với POD, POP | Xem | |
7.3 - Phát triển lợi thế cạnh tranh của sản phẩm | Xem | |
7.4 - Ví dụ: Phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm áo rét mùa đông | Xem | |
Buổi 8 - Bảng tuyên bố sản phẩm | ||
8.1 - Nội dung bảng tuyên bố chiến lược sản phẩm | Xem | |
8.2 - Ví dụ: Bảng tuyên bố chiến lược sản phẩm xe máy Yamaha Exciter | Xem | |
8.3 - Tài liệu tham khảo: Bảng Tuyên bố sản phẩm | Xem | |
Buổi 9 - Quản trị danh mục sản phẩm | ||
9.1 - Danh mục sản phẩm | Xem | |
9.2 - Vòng đời sản phẩm | Xem | |
9.3 - Tổng kết các bước Hoạch định Chiến lược Sản phẩm | Xem |
Ai nên học?
- Khoá học này dành cho những nhà định hướng sản phẩm nhưng chưa hoàn toàn hiểu rõ bức tranh toàn cảnh về công việc này, những CMO, giám đốc kinh doanh đang cần những chỉ dẫn để nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động của tổ chức và tìm cách đạt được lợi thế cạnh tranh.
Hồ sơ Giảng viên
Hoang Ha
CEO, BCI
Giảng viên BRAND Camp (1 khoá học)
HOÀNG HÀ (Mr. KOOL)
CEO Business Concept Innovation JSC (BCI)
Former Deputy CEO of VinFast Trading
Former Sales & Marketing Director, Yamaha Motor Việt Nam
- Master of Business Administration, Griggs University, USA
- International Corporate Strategy, Hitotsubashi University, Japan
Từ năm 1998 đến năm 2016, GV Hoàng Hà đảm nhận chức vụ Giám đốc kinh doanh và Chiến lược sản phẩm tại Yamaha Motor Việt Nam, sau đó trở thành Giám đốc Kinh doanh & Marketing, Network và Education tại đây. Như anh chia sẻ: "Cả tuổi thanh xuân của tôi là ở công ty này", anh gia nhập Yamaha từ khi doanh số của công ty chỉ đạt mức 200 xe/năm, cho đến khi rời Yamaha năm 2016, anh đã góp phần triển khai 530 đại lý tại 63 tỉnh thành và giúp Yamaha vươn lên vị trí số 2 trên thị trường xe máy Việt Nam với 30% thị phần.
Sau khi rời khỏi Yamaha, anh thành lập Công ty BCI (Business Concept Innovation JSC) để đầu tư vào lĩnh vực F&B. Đến nay, BCI hiện đang sở hữu hơn 10 cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng nhượng quyền Gong Cha và chuỗi cửa hàng bánh xoắn Mỹ Auntie Anne’s.
Bên cạnh đó, anh còn là đồng sáng lập Công ty Sport24h – Webthethao.vn chuyên về tin tức, tổ chức sự kiện thể thao. Mới đây nhất, năm 2020, anh gia nhập Vinfast Trading với vai trò Phó Tổng giám đốc.
Song song với công việc điều hành công ty hiện tại, huấn luyện doanh nghiệp, tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp, anh Hà còn tham gia giảng dạy và chia sẻ kiến thức thực chiến cho nhiều đối tượng học viên như:
- Chương trình đào tạo cử nhân của ĐH Kinh tế quốc dân;
- Chương trình MBA của CFVG;
- Chương trình Quản trị dự án liên kết giữa Trường ĐH Ngoại thương và ĐH Nantes (Pháp)
- Chương Trình Quản Trị Chiến Lược KEIEIJUKU dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp cấp cao do Viện VJCC Trường ĐH Ngoại thương và Cơ quan JICA Nhật Bản phối hợp tổ chức;
- Các khoá đào tạo Marketing thực chiến cho nhà quản lý tại Học viện SAGE
Các khoá học của anh thường cuốn hút học viên bởi các kiến thức không chỉ đơn thuần là lý thuyết, mà còn được lý giải dựa trên những đúc kết từ trải nghiệm thực tế trong suốt hơn 20 năm làm việc và nghiên cứu, phù hợp và dễ vận dụng với đại đa số học viên, kể cả những người không có nền tảng marketing căn bản.
Trang Cá nhân:
https://www.facebook.com/KoolHHA
https://www.facebook.com/hak.hoang.965