- Thời lượng41 video
- Cấp độKinh nghiệm
- Danh mụcProfessional Skills
Phát triển giảng viên nội bộ là một cách để doanh nghiệp tối ưu chi phí đào tạo, bảo mật thông tin kinh doanh và xây dựng một đội ngũ nhân viên có kỹ năng, động lực và sự gắn kết cao. Khóa học này cung cấp từ tư duy, kỹ năng đến quy trình đào tạo để mỗi nhân sự trong tổ chức đều có thể trở thành giảng viên nội bộ, để từ đó vừa tạo ra lợi ích ngắn hạn vừa tạo ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp nếu sở hữu một đội ngũ nhân viên vừa được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn, vừa được đào tạo về các công nghệ mới, quy trình mới sẽ là nguồn lực để doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng của khách hàng và khả năng cạnh tranh trong dài hạn.
Với tầm quan trọng của việc đào tạo, phát triển nhân lực như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư đúng đắn vào việc xây dựng đội ngũ giảng viên đào tạo nội bộ, thay vì phải phụ thuộc chuyên gia bên ngoài. Bởi điều này không chỉ khiến chi phí đào tạo tăng cao mà còn tạo ra sự thiếu nhất quán trong việc truyền đạt kiến thức và văn hóa doanh nghiệp. Các giảng viên bên ngoài thường không hiểu rõ đặc thù, giá trị cốt lõi, và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, dẫn đến việc đào tạo không sát thực tế và không đáp ứng được nhu cầu cụ thể của từng bộ phận.
Không dừng lại ở đó, khi kiến thức và kỹ năng không được truyền đạt một cách nhất quán, nhân viên có thể trở nên mơ hồ, thiếu tự tin trong công việc, và không đạt được hiệu suất mong muốn. Điều này không chỉ làm giảm năng suất làm việc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, khiến doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, việc thiếu sự gắn kết và động lực từ các chương trình đào tạo không phù hợp có thể dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao, làm tăng chi phí tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên mới.
Đầu tư vào đội ngũ giảng viên đào tạo nội bộ là giải pháp tối ưu để khắc phục vấn đề này. Giảng viên nội bộ không chỉ hiểu rõ văn hóa và mục tiêu của doanh nghiệp mà còn có khả năng truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả. Họ có thể thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu cụ thể của tổ chức, giúp nhân viên nhanh chóng nắm bắt và áp dụng kỹ năng mới. Khi có một đội ngũ giảng viên chất lượng, doanh nghiệp sẽ không chỉ nâng cao năng lực nhân viên mà còn tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo và gắn kết hơn.
Khóa học này cung cấp những bài học từ mindset đến skillset và toolset để bất kỳ nhân viên nào cũng có thể ứng dụng ngay vào thực tế, để từ đó có thể đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm đến những nhân viên khác trong tổ chức. Nội dung xoay quanh:
- Tìm hiểu về xu hướng Giảng Viên Nội Bộ trong các doanh nghiệp.
- Các phương pháp thiết kế chương trình đào tạo hiệu quả.
- Thực hành các kỹ năng nâng cao khả năng truyền đạt và gắn kết nhân sự trong buổi đào tạo.
- Đánh giá hiệu quả đào tạo và khám phá các ý tưởng mở rộng để tối ưu hóa chương trình đào tạo.
Ngoài ra, khóa học còn cung cấp:
- 6 case study bài toán thực tế về đào tạo doanh nghiệp.
- 20 công cụ hữu ích để phát triển nội dung và chương trình đào tạo.
- 10 gợi ý để gia tăng tính hiệu quả, ấn tượng của nội dung đào tạo.
Nội dung Học phần
Buổi 1 - Xu hướng Giảng Viên Nội Bộ trong các doanh nghiệp | ||
1.1 - Giới thiệu khóa học | Học thử | |
1.2 - Xu hướng Giảng Viên Nội Bộ trong các doanh nghiệp | Xem | |
1.3 - Tổ chức học tập “Learning Corporate” là gì? | Xem | |
1.4 - 7 yếu tố / văn hoá quan trọng của tổ chức học tập | Xem | |
1.5 - Xu thế phát triển của Bộ phận đào tạo trong Tổ chức học tập | Xem | |
1.6 - Slide bài giảng | Xem | |
Buổi 2 - Tổng quan về Giảng Viên Nội Bộ trong doanh nghiệp | ||
2.1 - Vai trò của Giảng Viên Nội Bộ | Xem | |
2.2 - Ai có thể trở thành Giảng Viên Nội Bộ? | Xem | |
2.3 - Xác định chân dung của Giảng Viên Nội Bộ thông qua mô hình ASK | Xem | |
2.4 - Phạm vi công việc của Giảng Viên Nội Bộ | Xem | |
2.5 - Phân biệt cách thức truyền đạt & tư duy của Giảng Viên Nội Bộ | Xem | |
2.6 - 5 yếu tố phát triển chương trình Giảng Viên Nội Bộ | Xem | |
Buổi 3 - Tổng quan chu trình thiết kế chương trình đào tạo | ||
3.1 - Chu trình thiết kế chương trình đào tạo nội bộ | Xem |
Buổi 4 - Bước 1: Khảo sát & đánh giá nhu cầu đào tạo | ||
4.1 - Thực hành 1: Phân tích & xác định nhu cầu đào tạo của một doanh nghiệp | Xem | |
4.2 - Phương pháp khảo sát nhu cầu đào tạo | Xem | |
4.3 - Thực hành 2: Xây dựng chương trình đào tạo cho đội ngũ CSKH | Xem | |
4.4 - Thực hành 3: Xây dựng chương trình đào tạo năng lực sáng tạo nội dung | Xem | |
Buổi 5 - Bước 2: Xác định cấu trúc & sườn nội dung đào tạo | ||
5.1 - Mô hình thiết kế khóa học | Xem | |
5.2 - Công cụ phát triển nội dung khóa học | Xem | |
5.3 - Thực hành 4: Xây dựng sườn nội dung đào tạo bằng OKRs | Xem | |
5.4 - Thực hành 5: Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý & sử dụng dữ liệu | Xem | |
Buổi 6 - Bước 3: Phát triển phương pháp & phong cách đào tạo | ||
6.1 - Các thành phần cơ bản của buổi đào tạo | Xem | |
6.2 - Lựa chọn hình thái học tập phù hợp | Xem | |
6.3 - Lập kế hoạch chi tiết khóa học | Xem | |
6.4 - Thực hành 6: Xây dựng chương trình đào tạo dành cho nhân viên bán lẻ | Xem | |
Buổi 7 - Bước 4: Thiết kế nội dung & hình thức bài giảng | ||
7.1 - 4 nguyên tắc thiết kế bài giảng (P1) | Xem | |
7.2 - 4 nguyên tắc thiết kế bài giảng (P2) | Xem | |
7.3 - 8 gợi ý về cách trình bày slide hấp dẫn (P1) | Xem | |
7.4 - 8 gợi ý về cách trình bày slide hấp dẫn (P2) | Xem | |
Buổi 8 - Bước 5: Thực hành các kỹ năng trong buổi đào tạo | ||
8.1 - Tạo sự kết nối thông qua mô hình Icebreakers | Xem | |
8.2 - Thấu hiểu & gia tăng khả năng tập trung của học viên | Xem | |
8.3 - 12 kỹ năng lắng nghe tích cực | Xem | |
8.4 - Phương pháp đặt câu hỏi gợi mở | Xem | |
8.5 - Phương pháp phản hồi tích cực | Xem | |
8.6 - Xác định vấn đề & kết quả cần đạt | Xem | |
8.7 - Mô hình phản hồi STAR / AR | Xem | |
8.8 - Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy | Xem | |
Buổi 9 - Bước 6: Đánh giá hiệu quả sau buổi đào tạo | ||
9.1 - Mục tiêu & ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả đào tạo | Xem | |
9.2 - Mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo | Xem | |
Buổi 10 - Bonus: Các câu hỏi thường gặp khi triển khai đào tạo nội bộ | ||
10.1 - Các câu hỏi thường gặp khi triển khai đào tạo nội bộ (P1) | Xem | |
10.2 - Các câu hỏi thường gặp khi triển khai đào tạo nội bộ (P2) | Xem | |
10.3 - Tài liệu tham khảo | Xem |
Ai nên học?
- Người đang làm quản lý mong muốn đào tạo hiệu quả cho đội ngũ của mình.
- Người đi làm muốn cải thiện khả năng trình bày nội dung và kỹ năng thuyết trình.
- Giảng viên mong muốn rèn luyện thêm các kỹ năng xây dựng giáo trình và đào tạo.
- Người chuyên gia mong muốn chuẩn hóa và truyền đạt lại kiến thức chuyên môn của mình hiệu quả.
Hồ sơ Giảng viên
Hồ Đông Thụ
CEO & Founder, Think Digital & THINKDEMY
Giảng viên BRAND Camp (3 khoá học)
-
Anh Hồ Đông Thụ là Founder & CEO tại Think Digital và cũng là chuyên gia tư vấn về marketing, quản trị và OKR. Kinh nghiệm tư vấn, triển khai chiến lược và thực thi các chiến dịch Marketing, vận hành cho nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước như Tập đoàn FPT, Acer, tập đoàn Vietel, Ngân hàng VPBank, MSB, ACB, Nam Á Bank, tập đoàn Kumho, tập đoàn Wilmar CLV…
-
Anh cũng là Founder & Giảng viên tại THINKDEMY & MyOKR.vn - Học viện đào tạo Marketing, Truyền Thông, Vận Hành, Quản lý và Lãnh Đạo, phụ trách các bộ môn như Ứng dụng phương pháp OKR (Objective and Key Results) vào quản trị dự án và vận hành doanh nghiệp, Marketing Strategy, Design Thinking...
-
Anh cũng là founder và chuyên gia tư vấn về quản trị doanh nghiệp và phương pháp quản trị bằng mục tiêu OKR (Objective and Key Results) vào quản trị.
-
15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, khởi nghiệp và tư vấn.
-
Học bổng toàn phần chương trình Lãnh Đạo Khai Phóng - IPL Scholarship dành cho Doanh Nhân và Lãnh Đạo Trẻ.
Lĩnh vực chuyên môn: Quản trị doanh nghiệp, OKR (Objective and Key Results), Marketing chiến lược, Digital Marketing, Design Thinking, Đào Tạo, Kỹ năng Quản lý & Lãnh Đạo
Ngành nghề chuyên môn: Đào tạo, Bán lẻ, Công nghệ, Trung tâm thương mại, Tài chính, Bất động sản
Quan điểm về chia sẻ kiến thức & làm việc:
Lấy cảm hứng từ câu nói của Albert Einstein “Try Not to Become a Man of Success. Rather Become a Man of Value” tạm dịch “Đừng cố gắng trở thành một người thành công, thay vào đó hãy cố gắng để trở thành một người có giá trị”, mỗi ngày tôi đều cố gắng là một người có giá trị với bạn bè, đối tác, khách hàng mà mình gặp gỡ tiếp xúc.
Với tôi một người có giá trị là người mà khi làm bất kỳ công việc nào, họ đều cố gắng làm tốt nhất trong khả năng của mình với một thái độ điềm tĩnh, cẩn trọng.
Trong việc chia sẻ kiến thức, tôi tâm niệm luôn lấy người nghe, người học làm trung tâm để mang đến cho họ những thông tin phù hợp, giá trị nhất.
Kết nối với mình Facebook: https://www.facebook.com/hodongthu/, Linked-in: https://www.linkedin.com/in/hodongthu/ hoặc website: https://hodongthu.com/.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.