1. LỘ TRÌNH HỌC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ MARKETING

    Brand Marketing Roadmap

    Nhiệm vụ của Brand Marketing là làm sao để ngày càng nhiều người dùng mục tiêu biết đếnyêu thích thương hiệu, từ đó muasử dụng thường xuyên hơn, với giá trị cao hơn. Hiểu theo cách đó, bạn sẽ thấy rằng Marketing không chỉ là một hoạt động digital, một quảng cáo hay một chương trình khuyến mãi.

    Xây dựng thương hiệu không chỉ là tuyên ngôn định vị hay logo đẹp, slogan hay. Brand Marketing cần hướng đến việc xây dựng một mối quan hệ bền vững với người dùng mục tiêu, dựa trên sự thấu hiểu và chia sẻ những giá trị chung (cả về lợi ích lẫn cảm xúc), tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa và những tương tác thường xuyên (trên truyền thông, trong cuộc sống, ở cửa tiệm), với sự nhất quán và cam kết.

    Dù là người mới tiếp quản một thương hiệu sẵn có, là người mới khởi nghiệp, hay đang bán hàng thành công và muốn nghiêm túc xây dựng thương hiệu, bạn cũng sẽ tìm thấy trong hệ thống Brand Marketing này các khoá học nền tảng, có tính kết nối và tính ứng dụng cao vào những hoạt động thường ngày của doanh nghiệp.

  2. 1

    TARGET CONSUMERS UNDERSTANDING

    Thấu hiểu Người dùng Mục tiêu

    Bạn không thể thoả mãn nhu cầu của tất cả mọi người. Nhận diện đúng và thấu hiểu chân dung người dùng mục tiêu là bước bắt buộc phải làm đúng từ đầu của bất kỳ thương hiệu nào, để có cơ may được lựa chọn cao hơn, qua đó tạo ra giá trị cho đúng đối tượng (thoả mãn đúng nhu cầu, tăng hài lòng và yêu thích), từ đó tăng doanh số và giảm chi phí tiếp cận.

  3. 1.1

    Thấu hiểu toàn diện

    Không chỉ là nhân khẩu học, thái độ hay hành vi, mà còn là lối sống, thói quen sử dụng ngành hàng, thói quen tiếp cận truyền thông, động cơ và rào cản của sự lựa chọn. Khoá học dưới đây sẽ mở đầu cho tất cả những quan sát đó.

  4. 1.2

    Phân khúc Thị trường

    Phân khúc thị trường là quá trình đào sâu nghiên cứu nhu cầu và lựa chọn nhóm người dùng mục tiêu có giá trị nhất đối với thương hiệu. Kết quả của một phân khúc thị trường hiệu quả thường thể hiện nhóm người dùng mục tiêu rõ ở cả 5 tiêu chí: nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu và tâm lý tính cách.

  5. 1.3

    Khám phá Insight

    Insight, từ gây bối rối nhất cho marketer, bởi sự phổ biến, tầm quan trọng và tính ứng dụng cao, dễ hiểu nhưng khó tìm. Insight đơn giản là một sự thật thầm kín, sâu sắc, ẩn giấu tận cùng trong suy nghĩ của người tiêu dùng, mà khi chạm được vào đó, chúng ta có thể khiến họ thay đổi suy nghĩ và hành động theo cách mà thương hiệu mong muốn.

    Cũng bởi vì insight chỉ đơn giản là một (trong nhiều) sự thật, nên đôi khi chúng ta hay lầm tưởng một vài sự thật - những gì chúng ta quan sát hay nhận định - là insight. Đó là sai lầm cố hữu của nhiều marketer. Thế nên, cốt lõi ở đây là (1) hãy tôn trọng, làm đúng quy trình khi khám phá insight để tránh sự chủ quan, và (2) biết cách hỏi, không ngừng đặt câu hỏi đào sâu đến tận gốc rễ của mỗi vấn đề hay mỗi câu trả lời. Để từ đó, sàng lọc ra những sự thật đắt giá, những insight thật sự, có thể áp dụng cho định vị, sản phẩm mới hay chiến dịch truyền thông.

  6. 2

    BRAND STRATEGY PLANNING

    Hoạch định Chiến lược Thương hiệu

    Chiến lược là việc xác định cách thương hiệu sẽ "ghim" vào tâm trí của người dùng mục tiêu một điều gì đó khác biệt, quan trọng và có ý nghĩa, để họ luôn nhớ đến khi nảy sinh nhu cầu. Nếu công ty có nhiều thương hiệu, sẽ cần có Chiến lược Danh mục để các thương hiệu cộng hưởng sức mạnh và hỗ trợ lẫn nhau. Hoạch định là việc thực thi chiến lược với sự phân tích kỹ càng các thử thách và cơ hội, xác định trọng tâm cần giải quyết và đặt mục tiêu hiệu quả.

  7. 2.1

    Chiến lược Định vị Thương hiệu

    Định vị là cách doanh nghiệp xây dựng vị trí muốn sở hữu trong tâm trí khách hàng mục tiêu của mình. Một chiến lược định vị tốt sẽ giúp thương hiệu tách biệt khỏi đám đông, tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng và dễ thuyết phục họ mua hàng hơn.

  8. 2.2

    Chiến lược Danh mục Thương hiệu

    Các thương hiệu của cùng một công ty sẽ được định vị khác nhau và giữ các vai trò chiến lược khác nhau như thế nào? Ai chủ lực, ai phòng thủ, ai mở rộng? Khi nào thì gọi là thương hiệu mẹ-con, dòng sản phẩm và SKU? Trả lời các câu hỏi này chính là Chiến lược Danh mục.

    06

    Nguyễn Quang Hiệp

    699,000đ

  9. 2.3

    Đặt mục tiêu Thương hiệu

    Bất cứ hoạt động nào cũng cần phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, phù hợp với bối cảnh thị trường và giai đoạn phát triển của thương hiệu. Xuất phát từ Mục tiêu Kinh doanh (Business Objectives), cần triển khai thành Mục tiêu Marketing (Marketing Objectives) và cụ thể hoá thành Mục tiêu Truyền thông (Communication Objectives).

  10. 2.4

    Brand Audit: Kiểm định Toàn diện để Xác định Vấn đề và Cơ hội

    Một bản Kế hoạch Marketing được xây dựng trên nền tảng Chiến lược Thương hiệu, đưa ra kế hoạch giải quyết các Vấn đề (Issues) và Cơ hội (Opportunities) tìm thấy sau mỗi đợt Kiểm định Thương hiệu (Brand Audit), cụ thể hoá bằng các mục tiêu rõ ràng. Quá trình Kiểm định, được dẫn dắt bởi Brand Manager, thường bắt đầu từ khoảng Quý III hằng năm và bao gồm 6 phần:

    (1.Business) Phân tích Tình hình Kinh doanh,
    (2.Consumer) Phân tích Người tiêu dùng,
    (3.Brand) Khảo sát Sức khoẻ Thương hiệu,
    (4.Product) Phân tích Danh mục Thương hiệu & Sản phẩm,
    (5.Marketing) Đánh giá Hoạt động Marketing,
    (6.Issues & Opportunities). Mang tất cả vào một buổi họp với Ban giám đốc, dựa trên các tiêu chí về Nguồn lực đầu tư, Tính khả thi, Độ lớn tăng trưởng, sẽ chọn ra được các trọng tâm cần giải quyết cho năm sau.

  11. 3

    BRAND MARKETING IMPLEMENTATION

    Thực thi Thương hiệu & Marketing

    Sau phần Hoạch định với Chiến lược, các Trọng tâm và Mục tiêu được đặt ra, hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu sẽ được triển khai thông qua "3 cột trụ" bao gồm: (1) Phát triển Sản phẩm mới, (2) Quảng cáo Truyền thông, (3) Kích hoạt Thương hiệu.

  12. 3.1

    Phát triển Sản phẩm mới

    Không công ty hay ngành hàng nào có thể tăng trưởng mà không có sản phẩm mới. Bản thân chữ "mới" thôi đã có thể kích hoạt nhu cầu "mua dùng thử". Cải tiến sản phẩm, dù là thay đổi nhỏ (bao bì, công thức, thông số kỹ thuật) hay đột phá lớn (chức năng mới, thói quen mới, nhu cầu mới), cũng có tầm quan trọng như nhau về dài hạn và cần được đầu tư làm mới mỗi năm.

  13. 3.2

    Quảng cáo Truyền thông

    Nhiệm vụ của Quảng cáo & Truyền thông là đưa Thông điệp chủ đạo của Thương hiệu đến với đúng và nhiều người dùng mục tiêu nhất có thể, với mức chi phí tối ưu nhất, thông qua các kênh Truyền thông (Media Channels), nhằm tạo ra độ nhận biết (Awareness) và sự thẩm thấu về thông điệp, qua đó kích thích nhu cầu (Trial & Purchase) và gia tăng sự yêu thích (Loyalty).

    Các khoá học bổ sung hướng dẫn thực thi trong từng hoạt động chính của Truyền thông: Quảng cáo TV, Quảng cáo Báo chí, Quảng cáo Ngoài trời, Đặt mục tiêu cho các kênh Truyền thông và Quan hệ Công chúng (PR).

  14. 3.3

    Kích hoạt Thương hiệu

    Nếu như Quảng cáo là truyền tải thông điệp qua các kênh truyền thông (NÓI), thì Kích hoạt Thương hiệu là tạo ra Trải nghiệm, cho người dùng được trực tiếp "nghe-thấy-chạm-ngửi-nếm" (LÀM) để thực sự "cảm" được thông điệp. Cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Truyền thông và Kích hoạt để tạo ra một chiến dịch thương hiệu toàn diện, tối ưu trải nghiệm, khả năng tiếp cận và ngân sách.

  15. 3.4

    Tiếp thị số

    Có sức mạnh và khả năng tiếp cận số đông như Truyền thông, nhưng cũng đồng thời có khả năng tạo tương tác và trải nghiệm như Kích hoạt (với trải nghiệm thực tế ảo, tiếp thị di động, khuyến mãi, etc), lại vừa có thể đo lường hiệu quả và điều chỉnh trong thời gian thực real-time, Digital là một công cụ mà ngày này bất kỳ marketer nào cũng cần phải hiểu và nắm bắt để có thể xây dựng một thương hiệu thành công.

    24

    Ngô Minh Thuận

    799,000đ

  16. 4

    MARKETING SUPPORT

    Hoạt động Hỗ trợ Marketing

    Marketing không thể thành công một mình. Sản phẩm tốt chỉ là nền tảng khởi đầu. Chiến thắng trong tâm trí chưa hẳn là cuộc chiến cuối cùng. Sản phẩm cần bao phủ trên nhiều kênh bán hàng và khu vực địa lý, đó là cuộc chiến phân phối. Sản phẩm cần có được sự ủng hộ của nhà bán lẻ và nổi bật trong cửa tiệm để được lựa chọn, đó là cuộc chiến Tiếp thị Thương mại. Đó là lý do tại sao Brand Marketing cần sự hỗ trợ và phối hợp với Trade Marketing và Sales Team để cụ thể hoá thành công.

  17. 4.1

    Tiếp thị Thương mại

    Nếu sản phẩm không được mua thì công ty sẽ không thể tồn tại. Bạn sẽ không có tiền để thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu, truyền thông hay đổi mới sản phẩm. Với tính cạnh tranh khốc liệt tại điểm bán, câu hỏi đặt ra không phải là “Chúng ta muốn chiến thắng ở điểm bán không?” mà phải là “Chúng ta muốn chiến thắng ở điểm bán với giá nào?”. Càng thấu hiểu người mua và người bán thì cái giá phải trả cho chiến thắng sẽ rẻ hơn. Trade Marketing đảm bảo chiến thắng người mua tại điểm bán, mang lại lợi ích cho cả thương hiệu và người bán lẻ.

    25

    Đào Trọng Lượng

    799,000đ

  18. 4.2

    Phân phối và Bán hàng

    Với bất kỳ công ty nào, sản phẩm dù tốt đến mấy nhưng không đến được tay người tiêu dùng thì cũng không có ý nghĩa gì. Không phải hệ thống phân phối càng lớn thì càng tốt. Khi thị trường ngày càng phức tạp và cạnh tranh, điều quan trọng là tối ưu hóa hệ thống: vừa đúng định hướng thương hiệu, vừa phù hợp thị trường và tối ưu chi phí vận hành. Công việc này thường được nhắc đến với tên gọi “Route to Market”. Khóa học sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng, và quy trình thực hiện Route to Market bài bản: từ định hướng, thiết lập đến đánh giá hiệu quả.

  19. 5

    EFFECTIVENESS TRACKING & OPTIMIZING

    Đo lường và Tối ưu Hiệu quả

    Bạn có muốn bỏ ra 1 đồng đầu tư Đo lường Khảo sát để biết 10 đồng ngân sách liệu có hiệu quả? Hay tiếc 1 đồng để rồi không biết 10 đồng chi tiêu đã đi về đâu? Việc đo lường hiệu quả cuối cùng vẫn nằm ở doanh số bán thấy được, nhưng bạn cũng cần thêm các chỉ số đo lường khác, để biết được gốc rễ của vấn đề xảy ra ở đâu, như thế nào, và cần hành động gì. Dưới đây là bộ 3 báo cáo "huyền thoại" mà marketer nào cũng mơ ước sở hữu bởi rất nhiều số liệu ý nghĩa và hành động cụ thể có thể trích xuất từ đó.

  20. 5.1

    Đo lường trên thị trường

    Hướng dẫn đọc hiểu Retail Audit, báo cáo chuyên sâu của Nielsen về Thị phần và Tăng trưởng của thương hiệu, Xu hướng Ngành hàng & Phân khúc, Bao phủ và Tồn kho, Sự ủng hộ của Nhà bán lẻ và Người tiêu dùng, Giá trung bình... theo kênh và khu vực.

  21. 5.2

    Đo lường trong tâm trí

    Hướng dẫn đọc hiểu Brand Health Check, báo cáo của Kantar MillwardBrown về các chỉ số Sức khoẻ Thương hiệu, như Mức độ Nhận biết-Khác biệt-Ý nghĩa, Phễu giữ chân Khách hàng, các Thuộc tính thương hiệu, Hiệu quả Truyền thông...

  22. 5.3

    Đo lường hành vi tiêu dùng

    Hướng dẫn đọc hiểu Consumer Panel, báo cáo chuyên sâu của Kantar WorldPanel về các chỉ số hành vi mua sắm và tiêu dùng, như Mức độ Thâm nhập, Tần suất / Lượng mua và sử dụng, Mức độ Trung thành, và các phân tích hành vi tiêu dùng khác.

  23. 5.4

    Nghiên cứu Định tính và Định lượng

    Nền tảng của Nghiên cứu Thị trường dựa trên 2 phương pháp cơ bản là Định tính (Qualitative Research) và Định lượng (Quantitative Research). Nghiên cứu Định tính giúp thấu hiểu con người thông qua thảo luận nhóm, số mẫu nhỏ, câu hỏi đào sâu dưới dạng phỏng vấn, trong khi Nghiên cứu Định lượng giúp lượng hóa các giả định thông qua bảng câu hỏi được thiết kế khách quan, khoa học và khảo sát trên số mẫu đủ lớn.

  24. Giảng viên

    Những người đồng hành cùng bạn trong Bộ khóa học này:

    Huỳnh Vĩnh Sơn

    Creative Director / Senior Copywriter @

    Mai Hồng Ngọc

    CEO @ B-RISE Integrated Marketing Agency

    Mai Thị Ánh Tuyết

    Marketing Manager @ Logitech Vietnam

    Ngô Minh Thuận

    Giám đốc Điều hành @ DNA

    Nguyễn Quang Hiệp

    Brand Trainer & Consultant @

    Phạm Ngọc Linh

    Founder & CEO @ Unique OOH

    Thái Thùy Anh

    Senior Manager - Consumer Marketing @ British American Tobacco - US Headquarter

    Andy Vũ

    Founder & CEO @ Hệ sinh thái BrandMarCom DigiMind Group

    Hồ Minh Huyền

    Co-Founder @ The Phoenix Research Consultancy

    Huỳnh Bích Trân

    Director SEA Client Deployment @ NielsenIQ

    Nguyễn Hoàng Anh

    Former Senior Research Manager @ Nielsen Vietnam

    Đào Trọng Lượng

    Category Management lead @ SC Johnson New Zealand

    Huỳnh Thị Trâm Anh

    Associate Account Director @ Kantar Millward Brown

    Kantar | Worldpanel Division Vietnam

    Kantar @ Worldpanel Division Vietnam

    Lâm Quốc Anh

    Marketing Operation Director @ British American Tobacco

    Nguyễn Chí Thiện

    Head of Research, Director @ GCOMM

  25. Học có Hệ thống

    Hoàn thành "bộ sưu tập" khoá học, hoàn thiện hệ thống kiến thức Brand Marketing Roadmap. Ưu đãi 35% trọn bộ khoá học, dù ở thời điểm nào, bạn vẫn luôn có được khoản đầu tư tốt nhất.

    (Không áp dụng đồng thời với các chương trình khuyến mãi khác)

    Bạn cần thêm thông tin? Vui lòng liên hệ Giáo vụ để được Tư vấn thêm

    Đăng ký Trọn bộ

    Brand Marketing Roadmap

    logo

    Tổng học phí:

    (31 khóa)

    22,869,000 đ

    Giảm giá:

    (ưu đãi 35% khi đăng ký trọn bộ)

    -8,004,150 đ

    Tổng thanh toán:

    14,864,850 đ

    Đăng ký Trọn bộ